Tư vấn dịch vụ

0388.331.706

Tư vấn vật phẩm

0968.223.669
Ốc Mượn Hồn

Tin tức

Trầm trồ bộ sưu tập ốc mượn hồn - loài chuyên gia đổ vỏ của 9x Hà Nội

Trầm trồ bộ sưu tập ốc mượn hồn - loài chuyên gia đổ vỏ của 9x Hà Nội

Ốc mượn hồn (cua ẩn sĩ), đây là loài giáp xác đặc biệt, chuyên gia dùng nhiều loại vỏ ốc khác nhau để ẩn nấp đã được 9x Hà Nội Nguyễn Thanh Phượng (Thanh Xuân, Hà Nội) sưu tập hàng nghìn con, với đa màu sắc và giống loài khác nhau.

Nghe theo tiếng gọi của tuổi thơ, một ngày nọ, chợt nhớ về những kỷ niệm hồi nhỏ, từng mua ốc mượn hồn từ những người bán rong quanh cổng trường để nuôi. Thế là, 9x Hà Nội Nguyễn Thanh Phượng (Thanh Xuân, Hà Nội) quyết định sưu tập cho mình hàng nghìn chú ốc mượn hồn được nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia....

Hiện nay bộ sưu tập của cô có khoảng từ 6.000 đến 8.000 con. Tuy nhiên, để duy trì đam mê này, Phượng cũng vừa nuôi vừa bán.

Do đặc tính của loài ốc này thở bằng mang, cần môi trường ẩm ướt để sinh sống nên vào mỗi sáng, Phượng thường xuyên phải tưới nước vào các bể thủy sinh do chính tay cô thiết kế.

Theo Phượng chia sẻ, hiện nay ở Việt Nam phổ biến các dòng ốc mượn hồn với các tên gọi như Rogurus, Cavipes, Violasen, Perlatus, Abino. Một số dòng hiếm khác bên Châu Âu có màu vàng đen hay có tên gọi là Purpur.

Cũng tại Việt Nam, ốc mượn hồn thường được tìm thấy ở Đảo Phú Quý (Bình Thuận), Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam).

Do là loài có đặc tính chuyên gia dùng nhiều loại vỏ ốc khác nhau để ẩn nấp nên trong các bể nuôi, Phượng đặt thêm nhiều loại vỏ để ốc mượn hồn thay, tránh trường hợp vỏ vỡ và làm xước cơ thể chúng.

Môi trường sống cũng rất quan trọng, nhiệt độ lý tưởng thường phải duy trì từ 22-28 độ C, độ ẩm trên 85%. Phần nền được sử dụng là cát hoặc rêu. Cơ thể của ốc mượn hồn yếu nhất vào giai đoạn thay vỏ, nền cát giúp chúng có nơi trú ẩn, tránh bị đồng loại ăn thịt.

Để ra được sắc tố đẹp cho ốc, cô lựa chọn các loại thực phẩm có màu giống với chúng. Chẳng hạn như dòng Violasen cần phải cho ăn thêm hoa đậu biếc để giữ màu tươi, hay đối với dòng Pelatus, cho ăn thêm dưa hấu để chúng có thể ra màu đỏ đẹp.

Nổi bật trong bộ sưu tập của Phượng là cá thể Brevimanus tuổi thọ gần 30 năm, được tìm thấy tại Indonesia. Nó có đặc trưng là càng to so hơn so với các loài khác.

Một đặc tính của ốc mượn hồn là rất thích chui vào những ốc cây, hốc đá, vì vậy Phượng thường có các gáo dừa khô đặt trong bể nuôi. Bên cạnh đó, cô cũng đặt thêm các loại cảnh vật khác cho bể nuôi sống động hơn.

Để duy trì đam mê, Phượng vừa nuôi vừa bán cho những người có cùng sở thích. Giá của mỗi con dao động từ 6.000 đến 500.000 đồng tùy kích thước và độ hiếm.

Phượng cho biết, loài động vật này khá dễ nuôi và không tốn kém. Đối với người chơi bình thường thì chỉ cần cấp ẩm đầy đủ, thức ăn không quá quan trọng vì người ăn gì chúng ăn nấy. Vào mùa hè, người nuôi nên đắp khăn ẩm lên miệng bể nuôi hoặc đặt chai nước đá treo bên trong bể, mùa đông có thể sử dụng thiết bị sưởi ấm. Diện tích bể nuôi tối thiểu từ 30x30cm với sức chứa từ 20 đến 30 con, bên trong được trang trí thêm tiểu cảnh như gốc cây, hốc đá để giống với môi trường tự nhiên.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: